Đi vệ sinh quá nhiều lần trong một ngày, người phụ nữ bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi nhưng tìm cách điều trị vẫn không được.
Tập 9 chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa có chủ đề: “Tại sao điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần mãi không khỏi?” với sự tham gia tư vấn của ThS.BS Trần Thanh Phong, Phó Trưởng khoa Ngoại niệu, Bệnh viện Nhân dân 115 và được kết nối bởi MC Như Ý.
Bệnh nhân tìm đến chương trình để nhờ tư vấn tuần này là cô Nguyễn Thị Ngọc Cúc (60 tuổi, quận 11, TP.HCM). Theo cô Cúc chia sẻ, khoảng thời gian gần đây cô thấy sức khỏe bắt đầu giảm sút và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt do một ngày có thể đi tiểu hơn chục lần.
Tình trạng đó về đêm càng nghiêm trọng hơn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của cô. “Một đêm có khi tôi phải dậy đến 4-5 lần để đi vệ sinh, cứ cách khoảng một tiếng đồng hồ là phải dậy đi vệ sinh một lần và khi ngủ lại thì không được nên cơ thể tôi rất mệt mỏi” – cô Cúc chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Cúc chia sẻ tại chương trình. Ảnh: BEE
Trước đây, cô Cúc đã đi khám bệnh và được bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh viêm đường tiết niệu và đã sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, tình trạng tiểu buốt, tiểu đau của cô đã giảm rõ rệt nhưng lại không cải thiện được tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần khiến cô Cúc hoang mang, ảnh hưởng đến tinh thần.
Lắng nghe cô Cúc chia sẻ, ThS.BS Trần Thanh Phong cho hay: “Dấu hiệu của cô Cúc liên quan đến bệnh lý mà người lớn tuổi hay gặp là bàng quang tăng hoạt OAB. Có thể khi cô sử dụng thuốc sẽ giảm được triệu chứng tiểu gắt, tiểu đau nhưng những triệu chứng của bàng quang tăng hoạt OAB vẫn còn”.
ThS.BS Trần Thanh Phong.
Để điều trị triệu chứng bàng quang tăng hoạt OAB, bác sĩ Phong khuyên người bệnh không nên uống quá nhiều nước, chỉ cần bổ sung khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế sử dụng những thức uống có cồn, gas, chất kích thích và những thực phẩm cay nóng.
Bác sĩ cho biết: “Người mắc bệnh này thường sử dụng thuốc tây sẽ dễ gây ra một số tác dụng phụ khiến cơ thể người bệnh khát nước, khô miệng, táo bón, hồi hộp, nhịp tim tăng. Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình điều trị, người bệnh nên sử dụng kết hợp với thảo dược”.
Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh và tập luyện những bài tập thể dục tốt cho cơ xương chậu.
Trong hạt bí đỏ PEPO có chứa chất Phenolics giúp điều hòa hoạt động của bàng quang. Còn trong mầm đậu nành lại chứa chất Isoflavones giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ sàn chậu, nâng đỡ bàng quang.
Các nhà nghiên cứu y học ở Thụy Sĩ đã áp dụng cách chiết xuất tinh chất hiện đại từ hai loại hạt trên và kết hợp lại cho ra đời một nguyên liệu chung với tên gọi GO-LESS. Và đặc biệt, nguyên liệu GO-LESS không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh.
Theo nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội, khi kết hợp GO-LESS với cao đỗ trọng và L-Carnitin đã mang lại hiệu quả lên tới 96%, giúp cho người bệnh tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị, người bệnh cần duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược từ 3-6 tháng.
Tuy nhiên, khi lựa chọn thảo dược người bệnh cần phải lựa chọn những sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ và được Bộ Y tế cấp phép. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế căng thẳng, tập luyện các bài tập nâng cơ sàn chậu, không sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê,…
Chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa được phát sóng lúc 18 giờ 10, Chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7.
AC