Với poster cùng đoạn trailer mới, bom tấn ‘Đại hải chiến Noryang’ tiếp tục củng cố niềm tin nơi khán giả yêu điện ảnh về độ hoành tráng, khốc liệt của trận đánh Lộ Lương cũng như bám sát ghi chép lịch sử tương tự hai phần phim tiền nhiệm.
Lúc 2 tác phẩm The Admiral: Roaring Currents (2014) và Hansan: Rising Dragon (2022) vừa mới trình chiếu, không ít người xem từng đặt nghi vấn liệu đạo diễn Kim Han Min có “thổi phồng” các tình tiết hay không. Đơn cử, việc Đô đốc Lý Thuấn Thần giành chiến thắng trước hơn 300 thuyền Nhật tại eo biển Minh Lương chỉ với 13 tàu chiến, thậm chí còn chẳng mất một tàu nào nghe rất vô lý.
Poster mới của phim “Đại hải chiến Noryang”
Tuy nhiên, căn cứ theo ghi chép từ những tài liệu uy tín thuộc cả 3 phía Triều Tiên, Nhật Bản, lẫn Trung Quốc (nhà Minh), những chi tiết tưởng chừng phóng đại kể trên đều là sự thật và đã được tái hiện chính xác lên màn ảnh lớn. Vì vậy, “Đại hải chiến Noryang: Biển chết” (tựa tiếng Anh: Noryang: Deadly Sea), bom tấn đóng vai trò khép lại trilogy về Đô đốc Lý Thuấn Thần hiện được khán giả cực kì trông đợi.
Để có thể thưởng thức Đại hải chiến Noryang trọn vẹn nhất, hãy cùng “bỏ túi” các thông tin cũng như loạt chi tiết thú vị xoay quanh trận Lộ Lương vào cuối thế kỉ 16 – nội dung chính của phần phim lần này.
Năm 1597, “phép màu Minh Lương” (Myeongnyang) đã hoàn toàn thay đổi cục diện chiến tranh Nhâm Thìn. Bị sa lầy và không thể tiến công, quân Nhật phải cố thủ trong hệ thống pháo đài trên bờ biển phía đông nam Triều Tiên. Nhận thấy sẽ khó lòng tránh khỏi kết cục thảm bại bên cạnh nguy cơ nội chiến nơi quê nhà, lãnh chúa hùng mạnh Nhất Nhật Bản thời bấy giờ Toyotomi Hideyoshi quyết định rút quân.
Nhằm phá vòng vây của lính Triều Tiên đồng thời chuyên chở bộ binh về nước, một hạm đội lớn gồm 500 tàu Nhật dưới quyền lãnh chúa Shimazhu Yoshihiro nhanh chóng tiến đến vịnh Sachon. Tuy nhiên, vào khuya ngày 15/12/1598, khi di chuyển qua eo biển Lộ Lương (Noryang), họ bắt gặp thủy quân do Lý Thuần Thần chỉ huy đã đợi sẵn từ bao giờ.
Lộ Lương là một trận phục kích quy mô lớn vào ban đêm của Đô đốc họ Lý.
Theo giới sử gia, hải chiến Lộ Lương không chỉ đánh dấu cột mốc kết thúc chiến tranh Nhâm Thìn kéo dài hơn 7 năm, mà còn sở hữu độ tàn bạo lẫn khốc liệt thuộc hàng bậc nhất giai đoạn này. Khác hẳn “phép màu Minh Lương” hay chiến dịch Nhàn Sơn (Hansan), đây là cuộc phục kích quy mô diễn ra lúc tối trời và có sự tham gia của lực lượng thủy quân nhà Minh (Trung Quốc).
Sở hữu 500 thuyền cỡ lớn, quân Nhật có ưu thế cận chiến cộng thêm việc được trang bị nhiều súng hỏa mai hiện đại nhập khẩu từ phương Tây. Trong khi đó, mặc dù chỉ nắm giữ trong tay vỏn vẹn 150 tàu, hạm đội liên hợp Minh – Triều lại hoàn toàn áp đảo ở công nghệ thiết kế, đóng tàu và sử dụng các loại pháo, đại bác.
Nhờ màn đêm, địa hình và sự bất ngờ, Lý Thuấn Thần đã đập tan hơn nửa hạm đội Nhật.
Với kết cấu chắc chắn đủ sức chống chịu va đập mạnh, hiếm chiến thuyền Nhật nào vẫn vẹn nguyên hình hài trước các cú đâm trực diện từ lớp tàu nhiều tầng Panokseon Triều Tiên, hay lớp thuyền buồm hạng nặng (war junk) nhà Minh. Chưa kể, chiến thuyền Nhật Bản cũng khó thể tiếp cận đối phương bởi thần công, pháo hạm trên tàu Triều Tiên, Trung Quốc có tầm bắn rất rộng cộng độ chính xác cao.
Đặc biệt, qua những thước phim cháy nổ mãn nhãn trong trailer bom tấn Đại hải chiến Noryang mới đây, thì hạm đội liên hợp Minh – Triều còn làm kẻ thù khiếp sợ bằng hàng loạt khí tài hủy diệt, tân tiến nhất vào thời điểm ấy như tên lửa Hỏa Long, xe phóng tên lửa nhiều tầng…
Nhờ biết cách khai thác tối đa thế mạnh hải quân Minh – Triều lẫn am tường kiến thức địa lý, nhất là những dòng hải lưu, Lý Thuấn Thần đã xóa sổ hơn phân nửa tàu địch chỉ trong vòng một đêm, bất chấp sự chênh lệch lớn về mặt lực lượng.
Chiến thắng này đã giúp Triều Tiên giữ gìn bờ cõi khỏi sự dòm ngó của Nhật suốt gần 3 thế kỉ.
Đến rạng sáng 16/12/1598, 300/500 thuyền Nhật đã bị đánh chìm hoặc bắt giữ. Chiếc soái hạm do Shimazu Yoshihiro chỉ huy hứng chịu số phận tương tự. Vị lãnh chúa 63 tuổi ấy phải nhảy khỏi thuyền, bám lấy một thanh gỗ trôi nổi từ xác tàu đắm mới có thể sống sót. Tuy nhiên, cái giá phải trả của liên quân Minh – Triều cho cuộc truy kích táo bạo này cũng không hề nhỏ.
Đúng như dự tính của vị danh tướng Triều Tiên, chiến thắng Lộ Lương đã hằn sâu nỗi sợ vào tâm trí quân lính lẫn các lãnh chúa Nhật Bản, khiến họ dẹp bỏ tham vọng tái xâm lược quê hương ông trong gần 300 năm sau đó. Còn để biết được những khó khăn và mất mát mà Lý Thuấn Thần đã trải qua xuyên suốt trận đánh, hãy chuẩn bị ra rạp thưởng thức bom tấn Đại hải chiến Noryang.
Tuy nhiên, những tổn thất mà hạm đội Minh – Triều hứng chịu cũng không hề nhỏ.
“Đại hải chiến Noryang: Biển chết” khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 19/01/2024.