Trong cuộc sống hằng ngày khi chúng ta vận động làm việc hoặc là chơi thể thao thì chúng ta đều phải gặp chấn thương lên những dây chằng vùng đầu gối dẫn đến chấn thương dây chằng.
Chương trình Bác sĩ gia đình phát sóng lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1 với chủ đề “Nhận biết và điều trị chấn thương dây chằng”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Nam Anh – Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Minh Anh, TPHCM và MC Ngọc Nhi trong vai trò dẫn chương trình.
Mở đầu tình huống, người đàn ông than thở với em mình về vấn đề đau nhức ở chân. Người em khi nghe anh mình than thở liền trả lời: “Anh hai yên tâm đi em giã cái thuốc này đắp dô anh hai hết đau nhức liền”, người anh tỏ ra ngờ vực với thuốc đang giã, người em liền nói: “Anh hai yên tâm đi thuốc này em học ở trên mạng hay lắm”.
Người anh tỏ ra không tin và muốn mua thuốc giảm đau uống, sau đó người em thuyết phục rằng: “Uống thuốc giảm đau quài sẽ không tốt, chỉ cần đắp thuốc này sẽ giảm đau”. Một lúc sau một cô gái xuất hiện, hỏi thăm người anh về vấn đề đau nhức ở chân, người đàn ông nói rằng từ lúc té tới bây giờ càng lúc càng nhức chân. Cô gái liền nói: “Anh hai có khi nào bị chấn thương dây chằng không?”. Sau đó khuyên người anh không nên đắp thuốc sợ không hiệu quả có thể dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử và nên nghe theo tư vấn của bác sĩ về cái việc chấn thương dây chằng.
Chia sẻ về dây chằng là gì, bác sĩ Nguyễn Nam Anh cho biết: “Khớp gối của chúng ta nó cũng giống như các khớp gối khác nó được cấu tạo bởi hai thành phần xương tiếp giáp với nhau tuy nhiên như vậy sẽ không đủ để giữ vững cái xương của chúng ta do đó chúng ta cần một cái hệ thống giữ vững xung quanh nữa bao gồm hai phần là hệ thống giữ vững tỉnh và hệ thống giữ vững động khi mà chúng ta nói đến các dây chằng vùng gối đó là chúng ta đang nói đến cái hệ thống giữ vững tĩnh. Nó là sự kết nối từ nhiều hướng giữa hai cái thành phần xương với nhau. Nó cũng giúp ít nhiều cho các khớp khi mà khớp vận động. Dây chằng và gân đa số cấu tạo cũng đều từ Collagen tuýp 1 đó là 80%. Tuy nhiên về đặc tính cứng chắc như gân thì dây chằng có độ đàn hồi nhất định”.
Bác sĩ Nguyễn Nam Anh – Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Minh Anh, TPHCM và MC Ngọc Nhi
Chia sẻ về nguyên nhân chấn thương dây chằng và biểu hiện, bác sĩ cho biết: “ Trong cuộc sống hằng ngày khi chúng ta vận động làm việc hoặc là chơi thể thao thì chúng ta đều phải gặp chấn thương lên những dây chằng vùng đầu gối, khi mà có một lực tác động vào cái vùng đầu gối thì chắc chắn cái lực đó sẽ được hấp thụ bởi các thành phần xung quanh gối trong đó có dây chằng.
Về mức độ tổn thương dây chằng có thể chia ra làm ba mức độ từ nhẹ đến nặng. Mức độ một thì dây chằng nó giãn, và khi nó giãn như vậy sẽ gây ra mức độ phản ứng viêm gây ra các triệu chứng sưng đau khó chịu. Mức độ hai dây chằng nó đứt một phần, đôi khi chúng ta gọi là đứt vi thể có nghĩa là nó giãn ra và đứt các thớ sợi Collagen trong đó đứt gãy và dẫn đến tình trạng cây dây chằng nó còn lỏng hơn nữa. Khi đó quá trình lành sẽ khó khăn hơn ở mức độ một. Cuối cùng là mức độ ba là nặng nề nhất khi đó dây chằng bị đứt hoàn toàn và thường trong những trường hợp như vậy các việc để nó tự lành là rất khó”.
Chia sẻ cách điều trị về chấn thương dây chằng, bác sĩ Nam Anh cho biết: “Khi chúng ta bị tổn thương dây chằng ở vùng đầu gối, phải đánh giá đầu tiên là tổn thương ở mức độ bao nhiêu và tổn thương ở những dây chằng nào. Khi mà đã xác định được cái dây chằng nào bị tổn thương chúng ta sẽ có phương pháp điều trị phù hợp tùy theo mức độ. Ví dụ tổn thương ở mức độ một thì nó chỉ bị giãn và có tình trạng sưng viêm đỏ đau ở vị trí khớp gối thì khi đó chúng ta sẽ cho khớp gối được nghỉ ngơi và cố định lại và chườm đá, trong giai đoạn viêm cấp tính thì việc chườm đá cũng mang lại nhiều hiệu quả, chúng ta có thể chườm 20 đến 30 phút mỗi 3 đến 4 tiếng cho đến khi khớp gối chúng ta ổn và đỡ sưng đỡ đau.
Và cái giai đoạn cấp tính có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày, ở giai đoạn đó ta có thể điều trị bằng thuốc kháng viêm giảm đau khác bằng đường uống hoặc bôi tại chỗ. Trong trường hợp tổn thương từ độ 2 độ 3 trở lên sau khi qua giai đoạn sưng viêm thì khớp gối trở về bình thường. Tuy nhiên do cái khả năng giữ vững dây chằng nó đã suy giảm hoặc bị mất chúng ta sẽ cảm thấy cái gối rất là lỏng lẽo và vận động nó sẽ rất là khó khăn cần phải có can thiệp nhiều hơn.
Trong một số trường hợp phải tái tạo đặc biệt với các dây chằng chéo trước chéo sau ở trong gối là những dây chằng tiếp xúc với lại dịch khớp gối thì lành thương tự nhiên hoàn toàn có thể xảy ra khi thì khi đó cần có cái sự can thiệp của phẫu thuật tái tạo lại cái dây chằng đó sử dụng mảnh ghép gân có thể là của chúng ta hoặc là từ bên ngoài”.
Chia sẻ cách phục hồi tổn thương dây chằng nhanh chóng, nam bác sĩ cho biết: “Trường hợp điều trị dây chằng bảo tồn không cần phẫu thuật chúng ta cần tuân thủ các chỉnh định của bác sĩ về cái thời gian cố định để cho cái dây chằng chúng ta về đúng vị trí nó không bị giãn ra. Quá trình cố định có thể kéo dài vài tuần cần phải hạn chế vận động mạnh đột ngột”.
Cách phòng ngừa chấn thương dây chằng, bác sĩ Nam Anh chia sẻ: “Chúng ta hạn chế những cái chấn thương, những cái tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông. Những lực tác động đột ngột mạnh vào cái vùng đầu gối dẫn đến khả năng quá sức chịu đựng của dây chằng. Chơi thể thao phải có thời gian chơi và nghỉ hợp lý để hệ gân cơ dây chằng nó có thời gian phục hồi”.
Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1.